Nhà đầu tư đang kỳ vọng lớn vào các quỹ trái phiếu lợi suất cao, mở rộng khẩu vị rủi ro trên khắp các thị trường trong bối cảnh về một tương lai hạ cánh mềm.

Theo Bloomberg, vào tháng 11, nhà đầu tư đã đổ 11.9 tỷ USD vào các quỹ ETF trái phiếu rác, nhiều nhất trong lịch sử. Lợi suất nhóm trái phiếu này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 tuần và lợi nhuận tính đến thời điểm hiện tại đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Phần bù rủi ro cho nhóm trái phiếu này, trên cơ sở được điều chỉnh theo quyền chọn, đã giảm 12% trong tháng này.

Nhu cầu tăng cao cũng kéo theo làn sóng chào bán nợ. Nhà đi vay được xếp hạng thấp đã phát hành hơn 16.5 tỷ USD kể từ đầu tháng. Con số này vượt xa tổng số của tất cả trừ bốn tháng khác trong năm nay mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trước Lễ Tạ ơn.

Theo Scott Kimball, giám đốc điều hành của Loop Capital Asset Management, “khi nhìn vào cách trái phiếu rác giao dịch, nhóm này đang có lợi suất hấp dẫn nhất trong hơn một thập kỷ.”

Phần lớn số tiền này đã được chuyển đến quỹ ETF trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao iShares iBoxx của BlackRock, quỹ có dòng vốn vào kỷ lục 5.2 tỷ USD trong tháng này. Trong khi đó, short interest với ETF gần chạm mức thấp nhất trong 5 tháng và cổ phiếu của quỹ này đang hướng tới tháng tốt nhất kể từ năm 2022.

Chuyên gia Bloomberg Intelligence James Seyffart cho rằng hiện tượng “FOMO” trên thị trường trái phiếu lợi suất cao là do Fed tạm dừng tăng lãi suất và kỳ vọng lãi suất giảm vào đầu năm tới. “Có một sự phân đôi kỳ lạ giữa những người dự báo suy thoái kinh tế và dòng vốn chảy vào các tài sản rủi ro.”

Các nhà nghiên cứu từ Barclays và S&P Global dự báo các vụ vỡ nợ trái phiếu rác sẽ tăng lên trong năm tới khi lãi vay tăng cao và tốc độ tăng trưởng chậm lại cùng với bức tường kỳ hạn lớn. Các chiến lược gia tại JPMorgan và Morgan Stanley đang khuyến nghị các nhà đầu tư nâng cao chất lượng danh mục đầu tư của họ.

Nhưng rủi ro vỡ nợ luôn hiện hữu ở nhóm trái phiếu lợi suất cao và hầu hết các dự báo đều không cho rằng sẽ có một cuộc suy thoái sâu.

Theo Kimball, “ta không thể mua tài sản như trái phiếu lợi suất cao mà không gánh chịu rủi ro nào. Câu hỏi đặt ra là liệu rủi ro có thể quản lý được không?” Giá hàng hóa tăng cao và rủi ro suy thoái thấp đồng nghĩa với việc rủi ro vẫn đang quản lý được, ông nói thêm.